Ngành Huấn luyện thể thao là gì? Học ngành Huấn luyện thể thao ra trường làm gì?

Huấn luyện thể thao là ngành học lý tưởng phù hợp với những bạn sinh viên có lợi thế về thể lực, sức bền. Mặc dù đây không phải là ngành học có tuổi đời non trẻ nhưng việc tìm hiểu các thông tin cơ bản về ngành như: Muốn học tốt cần chuẩn bị những gì? Sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm ra sao? Ngành có ưu thế vượt trội gì?… luôn là những câu hỏi khiến quý vị phụ huynh và các em học sinh đau đầu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến mọi người những thông tin khái quát nhất cần biết khi dự định theo đuổi ngành Huấn luyện thể thao!
Ngành Huấn luyện thể thao là gì?
Huấn luyện thể thao (Sport Coaching) là quá trình đào tạo, tổ chức một cách khoa học các hoạt động thể dục, thể thao với mục đích rèn luyện sức khỏe hoặc cải thiện khả năng tâm sinh lý của người học. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người cũng theo đó đi lên. Gián tiếp tạo ra môi trường việc làm rộng mở cho các bạn cử nhân ngành Huấn luyện thể thao. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để trở thành một huấn luyện viên, giảng viên có đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần quyết tâm để tham gia giảng dạy, đào tạo cho cá nhân, tổ chức hoặc các đội tuyển thể thao chuyên nghiệp.
Chương trình đào tạo của ngành gồm các học phần bắt buộc: lý luận chính trị (có bổ sung “Đường lối TDTT của Đảng Cộng Sản Việt Nam”), ngoại ngữ (tiếng Anh/tiếng Trung), tin học đại cương, giáo dục quốc phòng – an ninh, pháp luật đại cương, giáo dục học đại cương… Ngoài ra, sinh viên sẽ có 8 học phần phương pháp giảng dạy và thực hành các môn thể thao như: điền kinh, bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, thể dục, bóng bàn, bóng rổ và cầu lông. Sau khi hoàn thành các học phần nói trên, sẽ tiếp tục có thêm 7 học phần thể thao chuyên ngành để trau dồi thêm kỹ thuật và kinh nghiệm.
Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Huấn luyện thể thao là bao nhiêu?
Tùy vào số lượng thí sinh và quy mô lớn nhỏ của cơ sở đào tạo thì mức điểm trúng tuyển sẽ có sự dao động khác nhau theo từng năm. Nhưng nhìn chung điểm chuẩn của ngành thường dao động từ ngưỡng 15 điểm trở lên. Mức điểm này đã bao gồm điểm của bài thi năng khiếu và điểm các môn còn lại xét theo kết quả thi THPTQG hoặc học bạ lớp 12 tùy theo phương thức xét tuyển mà thí sinh lựa chọn.

Ngoài ra, một số cơ sở đào tạo có thể đưa ra thêm các tiêu chí phụ như:

Điểm thi môn năng khiếu >=5.0
Tổng điểm trung bình 2 môn Toán và Sinh >=10.5 (thi THPTQG)
Tổng điểm trung bình 2 môn Toán và Sinh >=10 (xét học bạ lớp 12)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *